Rau rừng miền Tây
Đăng 4 năm trướcKhông chỉ nổi tiếng với đặc sản miền sông nước, miền Tây Nam Bộ còn nổi tiếng với nhiều loại rau rừng phong phú đa dạng, thơm ngon và hấp dẫn. Ai đã ăn một lần thì khó mà quên được.
Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua 10 loại rau rừng ngon nhất miền Tây:
1) Cây lá lụa
Lá lụa non có màu trắng hơi ngả vàng, mịn như nhung có vị chát chát, chua chua và giòn ngọt thường được dùng để ăn bánh xèo, cuốn cá nướng hoặc được dùng để ăn lẩu mắm.
2) Lá cách
Lá cách có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như: Thanh nhiệt, tiêu độc, trị nhức mỏi xương khớp. Lá cách được sử dụng như một loại rau mùi để tăng hương vị, khử mùi tanh trong các món có lươn và ếch. Ngoài ra còn dùng để ăn sống giòn và rất thơm.
3) Rau nhái
Rau nhái là một loại rau rừng được sử dụng trong nhiều món cuốn, ăn bánh xèo với hương vị thơm ngon và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
4) Cát lồi
Ngoài việc lấy củ cát lồi để chữa các bệnh về đau nhức xương khớp, lá cát lồi non còn được dùng để ăn sống, ăn bánh xèo, cuốn cá nướng rất ngon.
5) Lá xoài non
Lá xoài non có màu đỏ thẫm, vị chát chát chua chua thơm và giòn dùng để ăn sống với bánh xèo thì còn gì bằng.
6) Lá cóc non
Lá cóc non rất thơm và giòn, khi ăn sống có vị chua nhẹ kích thích vị giác. Ngoài ra người ta còn sử dụng lá cóc non để nấu canh chua ăn rất mát và lạ miệng.
7) Lá sung
Lá sung non có tính mát vị ngọt hơi chát và có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như: Giảm đau, trị đau nhức xương khớp và lợi tiểu.
8) Cây lứt
Là một loại cây mọc hoang dại ở miền Tây Nam Bộ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: Lợi tiểu, trị rối loạn kinh nguyệt, đau đầu chóng mặt. Đọt lứt non còn được dùng để ăn sống, ăn với bánh xèo rất ngon, giòn và lạ miệng.
9) Chòi mòi
Cả lá và quả chòi mòi đều có thể ăn được, đây là một loại lá có vị chua chua chát chát ăn rất hấp dẫn.
10) Lá đậu rồng
Ngoài việc trồng đậu rồng để ăn trái thì người ta còn sử dụng lá đậu rồng non để ăn sống rất ngon và giòn, vị bùi lạ miệng.