Rợn người với hủ tục treo xác chết của người H\'Mông
Đăng 9 năm trướcTrong các phong tục tập quán lâu đời của mình, người Mông rất tôn sùng và coi trọng nghi lễ thờ cúng tổ tiên, tổ chức ma chay chu đáo, cẩn thận. Thanh niên đến
Trong các phong tục tập quán lâu đời của mình, người Mông rất tôn sùng và coi trọng nghi lễ thờ cúng tổ tiên, tổ chức ma chay chu đáo, cẩn thận. Thanh niên đến tuổi trưởng thành sẽ được người già truyền lại kinh nghiệm từ sớm để đề phòng khi ra đi, con cháu trong nhà biết cách làm ma chay theo đúng nghi lễ.
Mỗi dòng họ người Mông lại có cách làm đám ma khác nhau, dựa trên cơ sở là phong tục truyền thống của dân tộc, song từng gia đình lại có những quy tắc riêng. Khi có người mất, thường thì gia đình sẽ treo xác trong nhà, bón cơm cho người chết vào bữa ăn và trước khi đưa đi chôn phải làm thủ tục phơi xác.
Cảnh treo xác trong nhà của người Mông.
Không chỉ mổ hơn chục con trâu, bò để làm đám, người Mông ở Hà Giang còn làm lễ treo xác người chết trong nhà nhiều ngày rồi mới mang ra phơi nắng và đem chôn cất.
Cận cảnh phơi xác chết ngoài trời nắng
Trong đám tang của người H”mông, thường hay treo xác chết ở trong nhà là vì:
- Trong nhà có bao nhiêu con chau thì phải treo xác người bằng đấy ngày.
- Một phần bởi họ muốn kéo dài thời gian cho con cháu, họ hàng ở xa về đưa tiễn lần cuối, một phần vì nếp nghĩ, phong tục truyền thống đã ăn sâu vào nhận thức nên chưa thể thay đổi ngay được.
Trong quá trình để xác người chết treo trong nhà người dân nơi đây tiết lộ là “Phải dùng một loại thuốc xịt của Trung Quốc bán đầy ngoài chợ, có 30 đồng tiền tàu/1 lọ, tính ra tiền Việt khoảng 60, 70 ngàn đồng thôi. Xịt cái thuốc đấy thì không côn trùng hay ruồi nhặng nào bay vào xác người đâu”.Sau khi xịt thuốc thì xác người chết không có giòi bọ hay côn trùng đậu vào xác, hạn chế được mùi hôi thối.
Người nhà của người chết đang thực hiện các thục tục treo xác
Vì yêu quý, thương tiếc người thân đã mất, cộng với tâm lý sùng bái tín ngưỡng, tôn trọng phong tục của tổ tiên để lại, người Mông từ bao đời nay vẫn quan niệm khi gia đình có người chết, làm đám ma càng lâu, mổ càng nhiều lợn dê bò, người chết sẽ có thêm nhiều của cải để khi về thế giới bên kia sẽ có cuộc sống sung túc, no đủ hơn, có nhiều bò để làm nương, không phải chịu cảnh nghèo đói cơ hàn như khi còn sống.
Sau thủ tục phơi xác dưới ánh nắng mặt trời, người Mông mới đưa thi thể đi chôn
Thịt trâu, bò để làm lễ chuẩn bị chôn xác chết
Người Mông vốn thật thà, hiền lành, lại chủ yếu theo nghề nông nên cộng đồng người Mông giống như một xã hội nông nghiệp truyền thống thu nhỏ, mang nặng tính tự cung tự cấp. Họ sống gần gũi với nhau, có tinh thần đoàn kết và yêu thương nhau.
Người dân giúp đỡ nhau trong đám tang
Từ xưa đến nay, mỗi khi ở đâu có đám hỏi, đám ma, có công việc trọng đại, anh em họ hàng cho đến láng giềng, thông gia đều tìm đến, san sẻ với nhau từ của cải vật chất đến tinh thần.
Hoàng Ái - ohaytv