Siêu đại pháo của Đức quốc xã
Đăng 9 năm trướcVới trọng lượng 1350 tấn,cỡ nòng 80cm có khả năng bắn những đầu đạn nặng 7 tấn ở tầm bắn tương đương 37 km , Schwerer Gustav và Dora thật sự là 2 con quái vật .
Chiến tranh thế giới thứ 2--- cuộc chiến gây nên những tổn thất lớn nhất trong lịch sử nhân loại--- dù đã lùi xa 70 năm nhưng những nghiên cứu chi tiết cũng như những khám phá và phát hiện về nó dường như chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ kết thúc.Hôm nay Tuấn Kiệt sẽ cùng các bạn đến với 2 khẩu siêu đại pháo lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử thế chiến.
Năm 1934, Bộ chỉ huy tối cáo quân đội Đức Quốc Xã đã yêu cầu tập đoàn Krupp ở Essen thiết kế ra ra một loại vũ khí để có thể tiêu diệt các pháo đài phòng ngự kiên cố ở Maginot, khi đó đang được quân đội Pháp đang tăng cường để đối phó với sự tấn công của quân Đức. Yêu cầu của quân đội Đức đặt ra đối với tập đoàn Krupp là phải thiết kế được một loại đầu đạn có thể chọc thủng và công phá được những bức tường thành kiên cố dày hơn 7 mét bằng bê tông cốt thép của người Pháp, thậm chí có khu vực tường công sự của Pháp được thiết kế toàn bằng thép dày đến 1 mét.
Thực sự yêu cầu này quả là rất khó vì tất cả các loại pháo hạng nặng thời điểm đó của Đức đều không thể làm gì được với bức tường kiên cố của chiến lũy Maginot. Erich Müller(1892-1963) - kỹ sư trưởng của Krupp đã tính toán rằng để có thể công phá các pháo đài phòng thủ kiên cố của người Pháp từ khoảng cách xa như vậy cần một loại siêu pháo có thể bắn được những đầu đạn có đường kính 0,8 mét với trọng lượng khoảng trên 7 tấn. Tổng trọng lượng của loại siêu pháo này theo tính toán ban đầu của kỹ sư Erich là hơn 1.000 tấn.
Phương tiện để chuyên chở loại siêu pháo này chỉ có thể là loại đường ray giống như của xe lửa. Kế hoạch sản xuất siêu pháo cỡ nòng 80 cm đã được các kỹ sư của Krupp bắt tay thực hiện.Toàn bộ kế hoạch sản xuất siêu pháo cỡ nòng 80cm đã được hoàn thành đầu năm 1937. Mùa hè năm đó, quá trình sản xuất loại vũ khí hạng nặng này bắt đầu được tiến hành với chi phí dự tính là hơn 7 triệu Reichsmark.
Quá trình chế tạo và lắp đặt siêu đại pháo
Cuối năm 1941, các kỹ sư của tập đoàn Krupp đã chế tạo thành công một mẫu siêu pháo và đưa cỗ máy đặc biệt này tới trường bắn Hillersleben để thử nghiệm. Mẫu siêu pháo này đã bắn thử nghiệm thành công, đầu đạn nặng 7,1 tấn của nó có thể chọc thủng bê tông dày 7 mét và tường thép dày 1 mét. Để cảm ơn tập đoàn Krupp ,Hitler đã quyết định lấy tên giám đốc tập đoàn Gustav Krupp von Bohlen und Halbach(1870-1950) đặt tên cho khẩu pháo là Gustav.Khẩu siêu đại pháo thứ hai được đặt theo tên của vợ công trình sư Erich Muller-Dora.
Hitler cùng những tướng lĩnh Đức thị sát quá trình chế tạo pháo
Mỗi khẩu siêu đại pháo được vận hành với 500 quân nhân dưới sự chỉ huy của một sỹ quan cao cấp. Khi chiến đấu chúng được đặt trên một bệ bắn khổng lồ gắn trên 4 xe goòng chạy đường ray. Tổng cộng có 80 trục và 160 bánh xe trên 4 xe goòng đặc biệt này.Chuyên gia vũ khí Alexander Ludeke đã gọi những khẩu đại bác này là “kiệt tác về công nghệ” nhưng “về cơ bản là sự lãng phí vật liệu, chuyên môn kỹ thuật và nhân lực.”
Siêu pháo Schwerer Gustav và Dora sử dụng liều thuốc phóng không khói có trọng lượng lên tới gần 1,4 tấn, chúng bắn phá bằng hai loại đạn đại bác: một loại nặng hơn 4,8 tấn (10.584 cân Anh) chứa thuốc nổ có sức công phá lớn (HE)-sử dụng để công phá công sự thường và loại thứ hai nặng hơn 7,5 tấn (16.540 cân Anh) chuyên khoan phá công sự bê tông cốt thép như Maginot hay Eben Emael. Hố đạn do đầu đạn HE gây ra có đường kính khoảng 10 m và sâu cũng chừng 10 m, trong khi loại đầu đạn khoan phá bê tông cốt thép có thể xuyên thủng khối bê tông dày 87 m (264 feet), trước khi phát nổ. Tầm bắn tối đa của loại đạn HE là 23 dặm và của loại đạn xuyên bê tông là 29 dặm. Vận tốc đầu nòng của trái đại bác là 900m/giây.
Đầu đạn khổng lồ nặng hơn 7,5 tấn mà Schwerer Gustav và Dora sử dụng
Khi chiến dịch Barbarossa nổ ra,cỗ siêu pháo Schwerer Gustav được biên chế tới trung đoàn pháo binh hạng nặng số 672 của quân đội Đức . Bắt đầu từ tháng 3-1942, Trung đoàn 672 thực hiện nhiệm vụ hành quân cùng cỗ siêu pháo Schwerer Gustav từ Đức đến Crimea. Trong qúa trình hành quân, trung đoàn pháo binh 672 đã phải sử dụng tổng cộng 25 xe tải để kéo bệ bệ pháo Schwerer Gustav Gun lắp trên đường ray xe lửa. Đoàn hành quân đưa khẩu siêu pháo này kéo dài đến 1,5 km với sự tham gia của rất nhiều phương tiện nâng, kéo chuyên dụng.
Tháng 4/1942, cỗ máy chiến tranh đặc biệt này đã được chuyển tới bán đảo Crimea một cách an toàn và chuẩn bị cho cuộc tấn công của Đức đối với hồng quân Liên Xô tại Sevastopol vào mùa hè năm đó. Trong suốt chiến dịch tấn công Sevastopol các mục tiêu bị quân đội Đức sử dụng siêu đại pháo Schwerer Gustav bắn phá từ ngày 5tháng 6 đến ngày 17 tháng 6 năm 1942 là Pháo đài Stalin; Pháo đài Molotov; Pháo đài Siberia; Pháo đài Maxim Gorki. Dưới sự bắn phá của Schwerer Gustav và các loại pháo hạng nặng khác, các pháo đài mang tên Stalin, Lenin và Maxim Gorki lần lượt sụp đổ. Một quả đạn pháo bắn từ Schwerer Gustav đã phá hủy một kho đạn của Liên Xô nằm sâu 33 mét dưới Vịnh Severnaya và suýt bắn chìm một chiếc tàu lớn ở bến cảng.
Quân Đức đang khai hỏa cỗ siêu đại pháo Schwerer Gustav tại Sevastopol tháng 6-1942.
Tính từ thời điểm bắn kiểm nghiệm đến thời điểm kết thúc chiến dịch công phá Sevastopol, Schwerer Gustav đã bắn khoảng 250 quả đạn pháo khiến một số bộ phận cấu thành bị hư hại nên quân đội Đức đã đưa những bộ phận này quay về nhà máy của tập đoàn Krupp ở Essen để sửa chữa lại.Siêu đại pháo Schwerer Gustav đã bị tháo bỏ bộ phận quan trọng để đưa về Đức sửa chữa lại trong lúc người Đức đã lên kế hoạch sử dụng nó để tấn công thành phố Leningrad.
Trong khi đó, đại pháo Dora được đặt ở phía tây Stalingrad vào giữa tháng 8-1942, nhưng quân đội Đức Quốc xã đã vội vã thu hồi trong tháng 10-1942 để tránh bị rơi vào tay Hồng quân Liên Xô khi vòng vây của Hồng quân bắt đầu hình thành. Sau đó, Schwerer Gustav lại được đặt ở ngoại ô thủ đô Varsaw của Ba Lan, nơi nó đã bắn 30 viên đạn vào Warsaw dể trấn áp cuộc nổi dậy của nhân dân Ba Lan vào mùa thu năm 1944.
Siêu đại pháo Schwerer Gustav đã bị quân Đức phá hủy vào tháng 4-1945 gần Oberlichtnau (Đức) để tránh bị rơi vào tay Hồng quân Liên Xô. Siêu đại bác Dora đã bị quân đội Mỹ tịch thu trong trạng thái nguyên vẹn gần Metzendorf, Đức, vào tháng 6/1945. Không lâu sau, Dora đã bị quân đội Mỹ tháo dỡ, cắt rời.
Lính Mỹ chụp ảnh lưu niệm trên siêu đại pháo Dora vào tháng 5-1945.
Tổng hợp và dịch từ internet