“Sọ Dừa” trong truyện cổ tích biến thành “Sọ người” trong cuộc sống hiện tại và những suy ngẫm!
Đăng 9 năm trướcTrong thời gian gần đây các câu truyện cổ tích đang bị biến tấu một cách vô cùng nguy hiểm, chưa dứt việc Thánh Gióng nhảy xuống Hồ Tây, Thạch Sanh "nude", Mã V
Trong thời gian gần đây các câu truyện cổ tích đang bị biến tấu một cách vô cùng nguy hiểm, chưa dứt việc Thánh Gióng nhảy xuống Hồ Tây, Thạch Sanh "nude", Mã Viện khỏa thân thì bây giờ lại xuất hiện “sọ người”. Tác giả và nhà xuất bản đang nghĩ gì???
Truyện cổ tích Việt Nam nguyên bản
Truyện cổ tích Việt Nam vốn là những câu chuyện ca ngợi đức tính hiền lành, chất phác, chân thật nhưng cũng rất thông minh, nhanh trí của người dân lao động. Trong những câu chuyện cổ tíchViệt Nam luôn xuất hiện những nhân vật Thiện và Ác, chính diện và phản diện đối lập nhau, đấu tranh quyết liệt. Ban đầu nhân vật Thiện và chính diện thường chịu thiệt thòi, gặp nhiều khó khăn, rắc rối tưởng như không thể vượt qua được nhưng sau đó bằng sự nhanh trí, thông minh, cần cù, chịu khó cộng với sự giúp đỡ của người tốt hay các thế lực siêu nhiên, họ đã lại chiến thắng, được hưởng cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Các nhân vật phản diện, Ác sau đó đều bị trừng phạt, mất cả tính mạng, bị mọi người lên án. Đây là những câu truyện mang triết lý và tính giáo dục sâu sắc.
Truyện cổ tích Việt Nam như một xã hội thu nhỏ mà trong đó có đầy đủ các tầng lớp người dân khác nhau, cũng có sự phân hóa giàu nghèo, cũng có đấu tranh giai cấp....Quan lại, Phú ông đại diện cho lớp người nhiều tiền nhưng không biết quan tâm, không biết chia sẻ, không thể hiện được trách nhiệm xã hội. Từ đó giúp trẻ cụ thể hóa được những cạm bẫy mà chúng có thể gặp phải một cách tích cực, truyện cổ tích Việt Nam kích thích trẻ khám phá cuộc sống xung quanh để hiểu hơn về cuộc sống...
Truyện cổ tích Việt Nam “ cải biến”
Tuy nhiên, ngày nay dòng truyện cổ tích lại liên tục vướng phải những hạt sạn không thể lường hết được hậu quả. Từ cốt truyện có sẵn, các tác giả đã “cải biên” chúng thành những câu chuyện đi ngược lại với triết lý giáo dục, mang màu sắc mua vui, kệch cỡm nhằm thu hút và mang lại lợi nhuận.
Mới đây nhất, theo thông tin từ báo tuổi trẻ, doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hải Uyên, địa chỉ in ấn tại phường 17, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. đã bị Cục Xuất bản gửi quyết định xử phạt tổng cộng 45 triệu đồng với lý do là NXB này đã xuất bản, phát hành quyển truyện tranh cổ tích với chi tiết “sọ người” thay vì “sọ dừa”.
Trong truyện, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ không phù hợp như “ quái thai”” đem chôn sống nó đi” …gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của trẻ em và gây bức xúc đối với phụ huynh. Vậy liệu những xử phạt hành chính có đủ sức răn đe khi liên tiếp các lỗi từ nội dung cốt truyện xảy ra.
Từ thực tế đó cho thấy dường như con người trong xã hội càng hiện đại lại càng thờ ơ, bất cần và vô cảm.
Việc giáo dục con trẻ trong cuộc sống hiện đại, với xu thế công nghệ thông tin ngày nay đang là vấn đề gây nhiều khó khăn cho nhiều bậc phụ huynh. Trẻ em là lứa tuổi nhạy cảm và học hỏi rất nhanh, vì vậy cần đến những điều tốt đẹp từ người lớn để trẻ có một tâm hồn trong sáng, lành mạnh hơn. Từ những hạt sạn trên tôi hi vọng rằng các tác giả cần lưu tâm hơn đến vấn đề giáo dục, các nhà xuất bản cần chú ý hơn đến nội dung trước khi cho in ấn, xuất bản và phát tán ra cộng đông xã hội, kẻo hậu quả không thể lường trước được.