'Son môi' những điều thú vị bạn nên biết
Đăng 8 năm trướcSon môi là đồ vật bất li thân của chị em phụ nữ thế nhưng chị em đã biết gì về đồ vật nhỏ luôn nằm trong túi sách của mình hay chưa, nếu vậy hãy xem bài viết để biết được những điều thú vị về cây son của mình nhé.
1. Son môi và lịch sử lâu đời.
Bạn có biết không cây son môi mà bạn đang sử dụng có nguồn gốc lịch sử đáng tự hào mà ít ai biết đến. Từ những năm 3500 TCN người dân Sumer đã tạo ra son môi bằng cách nghiền các loại đá quý trộn với chì rồi trực tiếp bôi lên môi và xung quanh vùng mắt.
Không chỉ người Sumer người Ấn Độ xưa đã và người dân Ai Cập cổ đại cũng đã biết sử dụng son môi, hay những cung tần mỹ nữ thời nhà Tần cũng xem son môi như một loại đồ làm đẹp không thể thiếu .
2. Từng bị hắt hủi
Vào thời kỳ hưng thịnh của đế chế Hi Lạp son môi bị coi như là biểu hiện của sự thấp kém trong xã hội, được dùng để nhận biết gái mại dâm và phụ nữ quyền quý. những cô gái mại dâm bắt buộc phải tô son để làm dấu hiệu nhận biết những cô gái mại dâm mà không tô son thì được coi là đang lừa gạt đàn ông.
Thời trung cổ ở Châu Âu các giáo hội ban hành lệnh cấm tuyệt đối với son môi, bất kỳ người phụ nữ nào son môi thì đượccoi là phù thủy và bị nhốt vào trong ngục tối vì họ cho rằng son đỏ là biểu tượng của quỷ Xa tăng.
Giữa thế kỉ XIX Quốc hội Anh có ban hành một điều luật lạ nếu như cô dâu trước ngày cưới một ngày nếu như sử dụng son môi hay bất kỳ mỹ phẩm khác thì hôn lễ sẽ bị hủy bỏ.
Và còn hàng loạt lý do khác khiến son môi bị cấm ở nhiều quốc gia khác như Pháp, Mĩ.
3. Son môi được làm từ nguyên liệu lạ
Son môi thời xưa được tạo ra từ các vật liệu lạ bạn có biết hay không?
Người dân Sumer đã sử dụng đá đỏ và chì để làm ra son môi. Người Hi Lạp thì dùng rong biển, hoa, những trái cây mọng có màu đỏ hay thậm chí là cả phân cá sấu. Cho tới thời nữ hoàng Clê-ô-bat- cha thì son môi được làm từ sáp ong ruồi, bột đỏ được nghiền từ kiến và một chút vảy cá để tạo độ bóng, ở Việt Nam ta thời nhà Nguyễn son được làm từ sáp ong trộn với màu hồng được chiết xuất từ cánh sen.
Ngoài ra son môi còn được làm từ nhiều nguyên liệu kì lạ khác như mỡ động vật, thạch cao, quả sung chín, còn hiện nay son được làm từ sáp thường là sáp ong và dầu ví dụ như dầu dừa dầu oliu.
4. Thể hiện tầng lớp xã hội
Trái ngược với Hi Lạp thời đế chế Rôma cổ đại người ta đã sử dụng son môi như một cách để nhận biết địa vị của xã hội. Nếu ai không có một chút son nào trên môi thì có nghĩa người đó là tầng lớp thấp kém ngược lại nếu son càng bóng càng dày chứng tỏ người đó có địa vị càng cao, ở thời này người đàn ông son môi là chuyện hết sức bình thường.
5. Chiến tranh cũng phải tô son
Vào thời thế chiến thứ hai, các dây chuyền sản xuất phục vụ cho đời sống đều bị ngừng hoạt động để phục vụ cho chiến tranh nhưng ở Anh dây chuyền sản xuất son môi vẫn hoạt động bình thường. Như lời của thủ tướng Anh nói thì hơn bất kì lúc nào thì người phụ nữ cần phải thật đẹp để ủng hộ tinh thần cho các chiến sĩ ở mặt trận.
6. Thu hút ánh nhìn
Theo một cuộc thử nghiệm, một người đàn ông trung thành với giới tính của mình có xu hướng thích nhìn đôi môi người phụ nữ có tô son hơn là để môi trần.
Với môi đỏ thời gian người đàn ông đó bị thu hút là 7.3s, môi hồng là 6.7s còn môi trần là 2.2s.
7. Cây son lớn nhất thế giới
Là cây son được làm ra bởi họa sĩ, nghệ sĩ người Châu Âu Agne Kisonaite, cây son có chiều cao là 2.5m và nặng 175kg được họa sĩ làm từ hơn 3000 thỏi son đã qua sử dụng
8. Hàm lượng chì trong son
Những cô gái thường nghĩ rằng những thỏi son có màu càng đậm càng thì hàm lượng chì càng nhiều.
Thế nhưng, trung bình trong mỗi cây son có trọng lượng từ 3-5g thì chỉ có khoảng 0,00006g đến 0,0001g là chì. Nếu như trung bình bạn sử dụng hết 1 cây son có trọng lượng khoảng 5g trong vòng 2 tháng.
Gỉa sử nếu bạn bắt đầu sử dụng son từ năm 16 tuổi cho tới khi bạn 65 tuổi thì trong khoảng thời gian đó bạn sẽ dùng hết 270 thỏi son, tổng số son này là khoảng 1350g. Theo quy định của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ và FBA một thỏi son đạt tiêu chuẩn thì tổng lượng chì phải là 20/ 1000000 như vậy tổng số chì trong 270 thỏi son chỉ có 0.027g.
nhưng theo khảo sát cho thấy chị em sẽ làm trôi 15% lượng son khi tắm, 5% dính vào ly, cốc khi uống nước, 5% dính vào thìa, dĩa như vậy chỉ có 30-40% sẽ dung nạp vào cơ thể bạn tính ra số chì mà bạn ăn cả đời cũng chỉ có khoảng 0,08g - 0.1g, tính ra còn ít hơn cả lượng chì trong nước uống, thức ăn và không khí.
Cho nên các chị em không cần phải e dè khi sử dụng son môi.