SỰ HÌNH THÀNH CỦA HỆ MẶT TRỜI VÀ HỌC THUYẾT TINH VÂN
Đăng 4 năm trướcMÔ TẢ SƠ LƯỢC THÁI DƯƠNG HỆ:
∎ Mặt trời là tâm của 1 hệ thống xoay tròn rộng hàng nghìn tỉ km bao gồm 8 hành tinh, những vệ tinh của chúng cùng 1 lượng lớn các vật thể nhỏ (hành tình lùn, thiên thạch, sao chổi và sao băng).
∎ Khoảng 99.85% khối lượng của Hệ mặt trời tập trung ở Mặt trời và khối lượng các hành tinh chiếm hầu hết trong 0.15% còn lại.
∎ Tính từ Mặt trời, thứ tự các Hành tinh lần lượt là: Thủy tinh (Mercury), Kim tinh (Venus), Trái đất (The Earth), Hỏa tinh (Mars), Mộc tinh (Jupiter), Thổ tinh (Saturn), Thiên vương tinh (Uranus), Hải vương tinh (Neptune).
HỌC THUYẾT TINH VÂN
∎ Mô hình giả thuyết tinh vân Mặt Trời này được đưa ra bởi Pierre-Simon Laplace đưa ra năm 1796. Nó mô tả Mặt Trời, các hành tinh, tiểu hành tinh và sao chổi đều được tạo ra từ một đám mây bụi liên sao sụp đổ dưới tác động của lực hấp dẫn và bẹt ra do chuyển động quay.
∎ Hình thành như một đám mây hình cầu với những cụm khí liên sao cực lạnh, Tinh vân Mặt trời (Solar Nebula) có đường kính khoảng 100 AU (xấp xỉ 15 tỉ km) và có khối lượng lớn gấp 2 đến 3 lần khối lượng Mặt Trời.
∎ Thành phần của Tinh vân Mặt trời tương tự như thành phần của mặt trời ngày nay: khoảng 98% (theo khối lượng) là hydro và heli đã hiện diện từ Vụ Nổ Lớn, và 2% những nguyên tố còn lại hơn được tạo ra từ sự chết đi của các ngôi sao trước đó.
SỰ HÌNH THÀNH CỦA HỆ MẶT TRỜI
∎ Khi đám mây vật chất bị tác động bởi 1 áp suất nén (có thể từ 1 vụ nổ siêu lân tinh gần đó), sự nén ép trọng lực của tinh vân dần tăng lên.
∎ Dưới áp lực, tinh vân dần sụp đổ. Thế năng của lực hấp dẫn dần chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.
∎ Ở trung tâm tinh vân, hầu hết vật chất (khí Hidro) bị nén lại hình thành 1 tiền mặt trời (protosun) cực kì nóng và dần đặc hơn. Cuối cùng, cho tới khoảng 10-15 tỉ năm trước, trung tâm tinh vân đạt đủ nhiệt độ và áp suất để xảy ra phản ứng nhiệt hạch. Phản ứng tỏa ra quang năng và nhiệt năng tạo thành Mặt trời – một ngôi sao mới hình thành.
∎ Các vật chất còn lại của tinh vân dần hình thành 1 đĩa dày hơn, phẳng và quay nhanh hơn khiến các va chạm xảy ra nhiều hơn. Dần dần, bụi (hợp chất kim loại và silicate) và băng (H2O, CH4, NH3 rắn) lạnh đi do bức xạ, chúng va chạm liên tục và dính vào nhau bằng lực tĩnh điện hình thành các “hạt giống vật chất rắn”.
∎ “Các hạt giống” dần tăng lên về kích thước và trở thành những vi thể hành tinh (planetesimals). Có diện tích bề mặt lớn dẫn tới tỷ lệ va chạm tăng, lực hấp dẫn cũng tăng khiến chúng to ra nhanh và dần hình thành các Hành tinh sau xấp xỉ 1 tỉ năm.
∎ Sau thời kì bị bắn phá căng thẳng bởi các vật thể nhỏ hơn, các Hành tinh cuối cùng cũng trở thành hình dạng như ngày nay. Khi mà các mảnh vật chất tương đối lớn trở thành vệ tinh hoặc vành đai bao quanh hành tinh và các mảnh vật chất còn lại tập hợp thành Vành đai tiểu hành tinh và Vành đai Kuiper cùng xoay quanh Mặt trời.