Sự tương đồng thú vị tên gọi các ngày trong tuần của các ngôn ngữ
Đăng 7 năm trướcDù có sự khác nhau về ngôn ngữ, tuy nhiên nguồn gốc tên gọi các ngày trong tuần có sự tương đồng nhất định. Hãy cùng hiểu sự tương đồng thú vị này.
Từ cách đây rất lâu, một tuần không phải 7 ngày, mà có đến 8 ngày trong 1 tuần. Từ giữa thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 3, Đế chế La Mã thay thế tuần 8 ngày thành tuần 7 ngày. Chứng cứ đầu tiên đối với hệ thống mới này là hình vẽ Pompeiian từ năm 60 sau Công nguyên. Dần dần, hệ thống này được mở rộng trên toàn Đế chế. Vào khoảng thế kỷ thứ 4, hệ thống này đã được truyền đến Ấn Độ và Trung Quốc. Do thời điểm này các nền văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng tôn giáo và các tín ngưỡng, các yếu tố này đã ảnh hưởng đến việc đặt tên của các ngày trong tuần. Dù tên gọi có thể khác nhau giữa các ngôn ngữ và nền văn hóa, về cơ bản nguồn gốc của các tên này khá tương đồng. Tùy theo nền văn hóa, một tuần có thể bắt đầu với Chủ nhật hoặc thứ Hai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ chiếu theo tiêu chuẩn ISO 8601, thứ Hai là ngày đầu tuần.
Do sự khác biệt trong ngôn ngữ nên cách gọi tên các ngày trong tuần khác nhau, nhưng ở nhiều quốc gia và nền văn hóa đều có cách gọi theo một hệ thống tương tự nhau – dựa trên 7 hành tinh cơ bản. Trong các nền văn minh La Mã và Hy Lạp cổ đại, các hành tinh cơ bản gồm Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ. Ở một số nền văn hóa, tên các hành tinh được đặt dựa trên tên các vị thần. Vì thế, kết quả là tên của các ngày trong tuần cũng có liên hệ với tên của các vị thần trong nền văn hóa bản địa. Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc tên các ngày trong tuần và điểm tương tự trong các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau.
Thứ Hai
Monday bắt nguồn từ tiếng Anh cổ và có nghĩa là “Ngày của mặt trăng”, được đặt theo tên Mani, thần Mặt Trăng trong thần thoại Germanic. Trong tiếng Latin, thứ Hai được gọi là dieslunae (cũng là “Ngày của mặt trăng”). Trong khi trong tiếng Hindu, gọi là Somavar, dựa trên tên Soma, vị thần mặt trăng của người Hindi. Tiếng Nhật, thứ Hai gọi là getsu youbi (ngày mặt trăng), theo từ tsuki (mặt trăng).
Thứ Ba
Tuesday trong tiếng Anh cổ nghĩa là “Ngày của Tiw”. Tiw hay Tyr là vị thần Chiến tranh của Germanic. Tiếng Latin, thứ Ba gọi là dies Martis (Ngày của Mars), theo tên thần Chiến tranh Mars của người La Mã. Người Hindi gọi là Mangalavar, theo tên Thần Chiến tranh Mangala và tên của sao Hỏa. Nhật Bản gọi là ka youbi, theo từ kasei (sao Hỏa).
Thứ Tư
Wednesday nghĩa là “ngày của Wodan”. Tên gọi trong tiếng Latin là dies Mercurii (ngày của Mercury). Cả Wodan và Mercury đều được coi là các vị thần dẫn lối các linh hồn trong thần thoại. Trong tiếng Hindi, thứ Tư được gọi là Budhavar, dựa trên từ Budha, tên gọi sao Thủy. Người Nhật gọi là sui youbi, dựa theo từ suisei (saoThủy).
Thứ Năm
Thursday trong tiếng Anh cổ nghĩa là “Ngày của Thor”, được đặt theo tên thần Sấm Thor. Người Latin gọi thứ Năm là dies Jovis (ngày của Jupiter). Jupiter là thần bầu trời và sấm sét của người La Mã. Trong khi đó, từ Guruvar là thứ Năm trong tiếng Hindi, dựa trên tên của Brihaspati, người thầy của các vị thần trong thần thoại Hindu và đây cũng là tên của hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời – sao Mộc. Người Nhật gọi là moku youbi, bắt nguồn từ chữ mokusei (trong tiếng Nhật nghĩa là sao Mộc).
Thứ Sáu
Từ Friday xuất phát từ cụm “Ngày của Frige”. Frige là nữ thần Tình yêu và Sinh sản của người Anglo-Saxon. Tương tự, người La Mã gọi là dies Veneris (ngày của Venus - Nữ thần Sắc đẹp, Tình yêu và Sinh sản Venus của người La Mã. Shukravar là cách gọi của người Hindi, đặt theo tên của Shukra – thầy của Asuras (quỷ thần A Tu La) và cũng là tên của sao Kim. Trong tiếng Nhật, gọi là kinyoubi, theo từ kinsei, sao Kim trong tiếng Nhật.
Thứ Bảy
Thứ bảy là ngày duy nhất trong tuần còn giữ lại nguồn gốc La Mã của nó trong tiếng Anh. Trong tiếng Latin, thứ bảy là dies Saturni (ngày của Saturn), theo tên vị thần sung túc và mùa màng Saturn của người La Mã. Trong tiếng Hindi, thứ Bảy được gọi là Shanivar theo tên của thần mang lại điềm gỡ Shani, đồng thời đây cũng là cách gọi sao Thổ. Trên nguyên tắc đặt các ngày theo tên các ngôi sao, người Nhật gọi thứ Bảy là do youbi, xuất phát từ chữ dosei (sao Thổ).
Chủ nhật
Sunday là ngày của Mặt trời, bắt nguồn từ cụm từ dies solis (ngày của Mặt trời), dựa theo tên nữ thần Mặt Trời Sol. Người Hindi gọi Chủ Nhật là Ravivar, lấy cảm hứng từ tên của nữ thần mặt trời Surya (đôi khi cũng được gọi với những tên khác như Ravi và Aditya). Người Nhật gọi là nichi youbi, theo từ hi (mặt trời). Trong một số ngôn ngữ khác như tiếng Italia và Pháp, có thể được gọi là dies Dominica hay “Ngày của Chúa”.
(Nguồn: Punditcafe)