Trang Lee

Suy nghĩ tích cực hay tiêu cực tốt?

Đăng 9 năm trước

Suy nghĩ tích cực hay suy nghĩ tiêu cực tốt? Nhiều người cho rằng suy nghĩ tích cực là tốt, tuy nhiên cũng chưa hẳn đâu nhé. Hãy cho biết suy nghĩ của bạn sau

Suy nghĩ tích cực hay suy nghĩ tiêu cực tốt? Nhiều người cho rằng suy nghĩ tích cực là tốt, tuy nhiên cũng chưa hẳn đâu nhé. Hãy cho biết suy nghĩ của bạn sau khi đọc xong bài này

Một trong những lời khuyên thông dụng nhất hay được đưa ra cho những người muốn phát triển bản thân là hãy 'suy nghĩ tích cực'. Sự thật là chúng ta thường được dạy rằng thành công với mỗi cá nhân và hạnh phúc nhìn chung là không thể có được nếu bạn thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực. 

Tôi muốn đưa ra rằng việc nói với người khác rằng họ luôn luôn phải chìm đắm trong những suy nghĩ tích cực nhất là một trong những lời khuyên tồi tệ nhất bạn có thể đưa ra. Hãy nghe tôi giải thích nhé. 

Mô tả hình ảnh

Suy nghĩ tiêu cực bắt nguồn từ đâu?

Nếu bạn đang có những suy nghĩ tiêu cực, kiểu như, 'Chắc là tôi sẽ thất bại trong dự án này,” “Anh ta không thật sự yêu tôi,” và, “Tôi lại làm hỏng mọi thứ nữa rồi”—thì chúng là kết quả của những niềm tin tiêu cực bạn xây dựng từ trước đó.

Ví dụ, suy nghĩ kiểu, “Chắc là tôi sẽ thất bại trong dự án này,” là kết quả của việc bạn tin là, “Tôi không đủ tốt,” và, “Tôi không có khả năng.” Suy nghĩ, “Anh ta không thật sự yêu tôi,” là kết quả của những niềm tin kiểu như, “Tôi là người không ai yêu nổi,” và, “Đàn ông không đáng tin tưởng.” Và suy nghĩ, “Tôi lại làm hỏng mọi thứ nữa rồi,” là kết quả của, “Mọi việc tôi làm chẳng bao giờ đủ tốt cả.”

Vậy điều ngăn bạn đạt được thành công cá nhân và hạnh phúc không hẳn là do những suy nghĩ tiêu cực của bạn, mà là do cách bạn nhìn nhận cuộc sống được phản ảnh qua những suy nghĩ đó. Và bạn luôn luôn hành động theo niềm tin của mình, về cuộc đời, con người, và chính bản thân chúng ta. Kể cả bạn có thể từ bỏ hết những suy nghĩ tiêu cực bắt nguồn từ những niềm tin tiêu cực ấy đi chăng nữa, thì những niềm tin đó vẫn luôn có mặt, điều khiển cuộc sống của bạn.

Người ta hay làm gì để tránh suy nghĩ tiêu cực?

Nếu bạn cố không để ý đến điều bạn đang nghĩ thì rất có thể cuối cùng bạn sẽ rơi vào cảnh cố che giấu những suy nghĩ ấy đi. Và tệ nhất là việc đó đơn giản sẽ không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp tốt nhất thì chúng sẽ ngừng quấy rầy bạn, nhưng chúng vẫn không biên mất, chúng chỉ bị che giấu dưới bề mặt thôi. Chúng giống như một quả bóng nước mà bạn cứ cố giữ chìm dưới mặt nước, bạn có thể giữ như vậy trong một thời gian, nhưng rồi cuối cùng bạn sẽ mệt mỏi thả tay và nó lại bật lên trên mặt nước.

Cách bạn nhìn nhận về bản thân bạn và cuộc sống gây ra những suy nghĩ tiêu cực cho bạn sẽ vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục điều khiển cách cư xử của bạn. Vậy nên việc cố gắng đẩy những suy nghĩ tích cực lên trên để che giấu những suy nghĩ tiêu cực không những không có hiệu quả mà nó còn lừa bạn, làm bạn nghĩ là bạn đã thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực ấy, dù sự thật là bạn đã không làm được.

Hơn thế nữa, những suy nghĩ và cảm xúc bị đè nén thường sẽ bột phát thành một hành vi nào đó khi bạn không ngờ nhất. thường thì nhưng lo sợ bị đè nén sẽ gây ra căng thẳng mà chúng ta không thể tìm được nguyên nhân, còn sự giận dữ bị kìm nén sẽ thành những cơn bùng nổ dự dội mà không cần nguyên cớ. Thêm vào đó, một nghiên cứu đág chú ý cho thấy rằng những cảm xúc tiêu cực bị đè nén còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Một vấn đề khác bên cạnh việc đè nén là những khẳng định tích cực giả vờ. Rất nhiều người hàng ngày vẫn đứng trước gương, nói to lên: 'Tôi đủ tốt. Tôi đầy khả năng. Tôi đáng được yêu thương.' Nhưng thường thì việc luyện tập này cũng hiếm khi mang lại kết quả gì, vì tận sâu bên trong, bạn vẫn biết điều bạn đang nói chẳng đúng chút nào. Điều bạn thực sự nghĩ đó là: “Nhưng tôi biết rõ rằng tôi thực sự không được như thế'. “Tôi đầy khả năng”—”Nhưng tôi biết rõ rằng tôi thực sự không được như thế” “Tôi đáng được yêu thương.”—”Nhưng tôi biết rõ rằng tôi thực sự không được như thế”

Một cách khác để hiểu tại sao những lời khẳng định này thường không đem lại kết quả là hãy tự hỏi chính mình: “Ai sẽ suốt ngày đứng trước gương lảm nhảm hoài những điều tốt đẹp về chính mình chứ?' Những người thực sự tin vào điều họ đang nói sẽ chẳng bao giờ làm thế. Cho nên tỉnh táo thực sự mà nói thì những người dùng những câu khẳng định tích cực đó chỉ đang nhắc nhớ chính mình về những suy nghĩ tiêu cực mà họ đang cố trốn thoát thôi.

Vậy làm sao để chúng ta thực sự xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực của mình?

Vậy, nếu suy nghĩ tích cực không giải quyết được gì khi chúng ta gặp phải những suy nghĩ tiêu cực, liệu chúng ta có bị nguyền rủa phải sống đời ở kiếp với nó, cái tiếng nói suốt ngày léo nhéo làm ta lung lay không?

Như chúng ta đã biết, hầu hết mọi suy nghĩ tiêu cực đều là kết quả của những niềm tin tiêu cực. Một niềm tin là một cách nhìn nhận về cuộc sống mà chúng ta cho là đúng. Chừng nào chúng ta còn cho rằng những điều kiểu như “Tôi không đủ tốt,” và, “Tôi không có khả năng.” và “Tôi là người không ai yêu nổi,” thực sự là đúng, thì hcung1 ta sẽ hành động như thể chúng là đúng. Những niềm tin của chúng ta sẽ quyết định việc chúng ta cảm thấy thế nào, chúng ta hành động thế nào, và chúng ta nhìn nhận mọi điều thế nào.

Cách thực sự hiệu quả duy nhất để dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực và những niềm tin tiêu cực gây ra chúng là dẹp bỏ những niềm tin ấy, chứ không phải kiếm cách bao biện hoặc giả vờ rằng chúng đã biến mất.
Tiến trình Lefkoe Belief Process (LBP), tôi tạo ra cách đây 29 năm giúp bạn làm điều đó. Sau đây là các bước của LBP sẽ giúp bạn tự từ bỏ một vài niềm tin tiêu cực. Đừng chỉ đọc; hãy tự xác định một niềm tin tiêu cực bạn đang có và sử dụng những hướng dẫn tôi miêu tả này để dẹp bỏ nó.

Làm thế nào để dẹp bỏ những niềm tin tiêu cực là nguyên cớ cho sự tiêu cực trong cuộc sống của bạn?

Hãy thử xem xét một niềm tin bất kì có sẵn và thử tìm nguồn gố của nó xem. Điều gì đã xảy ra để dẫn bạn đến niềm tin đó? Chẳng hạn như bị cha mẹ mắng thường xuyên vì không đạt được kì vọng của gia đình sẽ khiến hầu hết trẻ em kết luận là 'Mình không đủ tốt'. Cha và mẹ không ở bên con khi chúng cần, hoặc ở đó nhưng không dành tâm trí cho con sẽ khiến chúng kết luận rằng 'Mình chẳng quan trọng gì với cha mẹ.'
Một khi bạn đã tìm ra nguồn gốc ấy, hãy nhận thấy rằng niềm tin của bạn chỉ là một cách giải thích 'thuyết phục' cho một trường hợp bạn đã gặp phải. Và sau đó hãy thấy rằng vẫn còn đầy những cách giải thích khác hợp lí chỉ là bạn không nhận ra chúng khi bạn tạo dựng niềm tin đó thôi, và chúng vẫn có thể dễ dàng giải thích những sự việc đã xảy ra. Khi đó bạn sẽ nhận ra rằng niềm tin của bạn chỉ là một phần sự thật, chứ không phải toàn bộ sự thật.

Chẳng hạn, thường xuyên bị la mắng vì không là được những điều cha mẹ kì vọng có thể nghĩa là bạn không đủ tốt. Nhưng nó cũng có thể là cha mẹ bạn đang có những kì vọng vo6li1 đó thôi. Hoặc là cha mẹ bạn nghĩ bạn không đủ tốt, nhưng họ sai rồi. Hoặc có thể là bạn không giỏi trong một vài lĩnh vực nào đó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không là một con người dủ tốt. Hay lày vì bạn đã không đủ tốt khi còn là một đứa trẻ không có nghĩa rằng điều đó phải luôn luôn đúng.

Chúng ta nghĩ chúng ta có thể “thấy”niềm tin ấy

Và đây là phần quan trọng: hãy đặt bản thân về lại tình huống đã dẫn bạn đến với niềm tin đó và khi nhìn lại, hãy tự hỏi mình “Chẳng phải nó trông như thể tôi có thể 'thấy' được [niềm tin đó]?” Câu trả lời về thị giác luôn là: “Có. Và bạn cũng sẽ thấy được nó nếu bạn đã ở đó.”

Và rồi tự hỏi: “Tôi có thật sự thấy nó không?” Bởi vì nếu bạn đã thực sự thấy nó, bạn sẽ có thể miêu tả nó bằng màu sắc, hình dạng, vị trí, v..v..Khi bạn nhận ra rằng bạn không thể miêu tả lại nó, ngay lập tức bạn cũng liền nhận ra rằng, sự thật là, bạn chưa bao giờ tận mắt chứng kiến điều ấy cả. Bạn chỉ thấy những sự kiện, nhưng còn ý nghĩa của những sự kiện ấy - hay nói cách khác, là niềm tin của bạn được tạo nên từ những sự kiện ấy - chỉ tồn tại trong tâm trí bạn mà thôi.

Đến lúc này, thì với hầu hết mọi người, niềm tin không còn nữa. Nó chỉ được tồn tại và không bị xóa đi vì bạn nghĩ bạn đã chứng kiến nó. Ngay khi bạn nhận ra bạn chưa bao giờ chứng kiến nó trong đời thực, rằng nó chỉ tồn tại trong tâm trí bạn, rằng nó không còn là một điều bạn nghĩ bạn đã khám phá và thấy trong đời thực, ó chi còn là một lời giải thích trong số vô vàn lời giải thích khả dĩ chỉ do bạn tưởng tượng ra mà thôi.

Lý lẽ cuối cùng đây, hãy tự hỏi mình rằng liệu những sự kiện dẫn bạn đến niềm tin đó có ý nghĩa gì không. Nó có thực sự có nghĩa đó trước khi bạn gán ghé nghĩa đó cho nó không? Ý tôi là, bạn có thể rút ra kết luận vững chắc nào từ những sự kiện đó không? Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng những sự kiện ấy có thể mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau; và không có một ý nghĩa nào vốn là đúng. Như vậy, dù những sự kiện này có thể để lại những hậu quả khi chúng diễn ra - nói cách khác là chúng ảnh hưởng mạnh mẽ tới cảm xúc của bạn - tự thân nó cũng không mang ý nghĩa gì hết. Mọi ý nghĩa, là do bạn tự nghĩ ra, chứ trong đời thực thì không có.

Đừng cố suy nghĩ tích cực, hãy sống tích cực.

Kết luận là: niềm tin chỉ là sự nhìn nhận của bạn về thực tại mà bạn nghĩ là đúng, là sự thật về thế giới. Chúng ta bị thuyết phục rằng những niềm tin ấy đúng vì chúng ta nghĩ chúng ta đã tận mắt chứng kiến nó. Một khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta chưa bao giờ thấy nó-rằng nó chỉ tồn tại trong suy nghĩ của chúng ta-niềm tin ấy sẽ mãi mãi biến mất.

Thay vào việc suy nghĩ tích cực, điều chẳng mang lại hiệu quả gì về lâu về dài và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, hãy dẹp bỏ những niềm tin đang gây ra cho bạn những suy nghĩ tiêu cực. Khi đó, bạn sẽ không phải cố gắng suy nghĩ tích cực nữa, bạn sẽ sống tích cực.

Theo Lifehack

Dịch: Nguyễn Thảo

Chủ đề chính: #suy_nghĩ_tích_cực

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn