nguyentin

Tại sao linh cẩu 'cười'?

Đăng 5 năm trước

Có lẽ tất cả chúng ta đều đã biết qua hình tượng 3 con linh cẩu phản diện xảo quyệt cười khúc khích trong bộ phim Vua Sư Tử, nếu chưa, hãy xem bộ phim hoạt hình này sau đó quay lại đây để giải đáp thắc mắc này.

Không phải linh cẩu nào cũng cười

Trong 4 loài linh cẩu, người ta nhận thấy loài linh cẩu đốm là loài có tiếng cười giòn giã, thậm chí rùng mình. Trên thực tế, các nhà động vật học nhận thấy chúng chỉ “cười” khi có một sự kiện gì đó, thường thấy nhất là trong các vụ xung đột tranh giành thức ăn hoặc lãnh địa săn mồi. Trong một quần thể phức tạp, những chiến thuật săn mồi ranh ma và bản chất về đêm của chúng khiến chúng ta nghĩ rằng linh cẩu là những kẻ săn đêm trên thảo nguyên để tìm kiếm bữa ăn tiếp theo của chúng kèm theo tiếng cười man rợ khi chúng xé xác con mồi không thương tiếc. Tuy nhiên, người ta phát hiện ra linh cẩu không sở hữu khiếu hài hước ghê rợn đó, chúng cũng không phải những kẻ tự ái cười điên cuồng trên những trò đùa man rợ của chúng. 

Chúng không thực sự cười

Ở đây tôi muốn nói đến cảm giác của con người. Đầu tiên, không phải tất cả linh cẩu đều phát ra tiếng kêu như vậy. Đối với loài linh cẩu đốm cười, chúng có bộ hàm khá khỏe so với kích thước cơ thể chúng trong vương quốc các động vật có vú. Đó là vì bộ não của chúng ta, nhận thức của chúng ta về tiếng cười đó được xem như một hành vi vô thức gắn ghép cảm xúc của con người cho một hành động phi con người, một tập tính của động vật, như một cách đơn giản để phán xét hành động của chúng. Đây được gọi là nhân cách hóa hành vi của động vật, thường xuyên xảy ra ngay cả với các vận dụng vô tri vô giác đối với con người.

Chúng ta thường có xu hướng phân loại các hành vi nhất định ở động vật và gán cảm xúc cho nó, việc này còn bao gồm cả xác định “khuôn mặt của các vật dụng không cảm xúc. Đó là kết quả của một quá trình xã hội hóa thú vị chỉ xuất hiện nhờ có trí tưởng tượng của con người. Một ví dụ đơn giản, bạn tự hỏi rằng chú mèo nhà mình có cảm thấy tội lỗi sau khi xé rách chiếc gối và lôi bông gòn đi khắp nhà không? Dĩ nhiên chúng ta cảm thấy bối rối khi trả lời.

Đối với linh cẩu, tiếng cười giòn giã mà chúng phát ra chỉ là một tiếng kêu của chúng, như những loài động vật khác đều có tiếng kêu đặc trưng của mình. Và tất nhiên nó hoàn toàn có nguyên nhân khác mà không phải từ khiếu hài hước mà linh cẩu đốm có như chúng ta thường nghĩ.

Tại sao chúng lại phát ra âm thanh đó?

Nicolas Mathevon, một nhà sinh vật học tại Đại học Jean Monnet, cùng với các đồng nghiệp của mình, đã theo dõi 17 con linh cẩu tại Berkeley. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại âm thanh của họ và thực hiện phân tích âm thanh để hiểu các cách giao tiếp khác nhau giữa những con linh cẩu. Họ đo độ dài, tần số (cao độ) và biên độ (âm lượng) của mỗi tiếng cười khúc khích. Kết quả thật hấp dẫn.

Đằng sau những tiếng cười ấy, sự thật đó là âm thanh phát ra để thể hiện sự thất vọng mà những con linh cẩu chỉ phát ra khi có sự xung đột trong bầy, như tranh giành thức ăn,...Như một tiếng kêu cứu giúp từ những con linh cẩu bè phái khác. Nhóm nghiên cứu còn đưa ra một giả thiết về sự phân cấp trong xã hội của loài này. Rằng các con ở tầng lớp thấp thường phát ra âm thanh với tần số cao hơn so với những con đầu đàn. Trong thế giới động vật có hai quy luật, các nhà nghiên cứu cho biết đó là thời gian và năng lượng. Việc có được thức ăn để sinh tồn là một quy luật không còn gì xa lạ, một con vật sẽ phải trả giá để đánh đổi giữa hai thứ này. Các con linh cẩu thường được thấy bối rối tuyệt vọng khi màn đêm kéo đến, thời gian của chúng đang bị giới hạn, tầm nhìn hẹp dần mà bụng vẫn đói. Do đó, việc săn được một bữa tối sẽ thu hút nhiều kẻ tranh giành, sự cạnh tranh để sống sót trong xã hội linh cẩu thường là những bữa tiệc máu. Chúng sẵn sàng cấu xé nhau để có được miếng mồi ngon. Vì vậy khi những cuộc tranh giành xảy ra cũng chính là lúc các nhà khoa học nghe được những tiếng cười cuồng loạn của chúng, họ cho rằng nó gần với sự tuyệt vọng bởi tâm trí rối bời, vừa phải kiếm ăn để sống vừa phải tranh giành hoặc bảo vệ bữa tối trước đồng loại và các loài săn mồi khác.

Mặc khác, chính vì sự sống còn của giống loài, linh cẩu đốm sẽ có những “tiếng cười” với tần số và biên độ khác nhau, như một cách giao tiếp và phân cấp trong xã hội. Các nhà khoa học nhận thấy tiếng cười của chúng khác nhau đối tương ứng với tuổi tác và vị thế của chúng. Đối với một con linh cẩu, tiếng cười chính là thứ giúp các con linh cẩu khác xác định được nó. Nicholas phát hiện nhiều nhất những âm thanh khi các con linh cẩu tập trung quanh một con mồi vừa săn được, thứ nhất là để báo hiệu rằng có một con mồi đã được săn hoặc triệu tập cứu viện nếu có sự tranh giành xảy ra. Linh cẩu cũng thường chia bè phái theo nhóm từ 3-6 con. Nicholas cũng cho biết tiếng cười phát ra để giao tiếp với những con khác, thể hiện chúng có tham gia vào cuộc tranh giành hay chỉ quay lưng tuyệt vọng chịu đói.

2 con linh cẩu "cười" khúc khích khi giành nhau miếng mồi

Mặc dù có nhiều giả thiết về cảm xúc của động vật. Tuy nhiên, những gì chúng ta thấy là những con linh cẩu đốm hung tàn, ranh ma cười khúc khích quanh con mồi mà chúng săn được. Những tiếng cười của linh cẩu đốm vẫn còn nhiều ẩn khuất thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau theo những giả thiết của các nhà khoa học.

Chủ đề chính: #1001_câu_hỏi_vì_sao

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn