Tại sao loài người không có lông như các loài linh trưởng khác.
Đăng 9 năm trướcTại sao loài người không có lông như các loài linh trưởng. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích. Không liên quan gì đến quần áo đâu nhé!
Trong số các loài linh trưởng, con người là loài duy nhất gần như trần trụi, không lông. Các thành viên khác của đại gia đình linh trưởng đều có một bộ lông dày đặc trưng, từ bộ lông màu đen của tinh tinh và khỉ đột (Gorilla) cho đến bộ lông màu cam của đười ươi hay bộ lông vàng nâu của khỉ đầu chó. Tất nhiên con người có tóc trên đầu và lông ở một số bộ phận cơ thể nhưng nếu so với các loài linh trưởng khác, kể cả những loài ít lông nhất, thì con người gần như trụi lủi.
Tại sao lại như vậy? Các học giả và các nhà khoa học đã suy nghĩ về điều này trong nhiều thế kỷ.
Một trong những lời giải thích cho bí ẩn này là Giả thuyết bán thủy cư. Giả thuyết lần đầu tiên được đưa ra bởi Max Westenhöfer vào năm 1942, trở nên phổ biến vào năm 1960 sau khi nó được đề cập lại tới bởi nhà sinh học biển Alister Hardy, nhà văn Elaine Morgan và nhà động vật học Desmond Morris.
Giả thuyết bán thủy cư cho rằng trong một giai đoạn của sự tiến hóa, tổ tiên của chúng ta sống ở môi trường gần nước và dành rất nhiều thời gian cho việc bơi lội và săn bắt thủy sản. Lông của chúng ta mất dần đi để phù hợp với việc di chuyển trong môi trường nước. Tuy nhiên lý thuyết này lại không có bằng chứng cũng như hóa thạch để hỗ trợ nó.
Một số nhà di truyền học đưa ra một Giả thuyết khác. Giả thuyết này cho rằng tổ tiên Homo erectus của chúng ta sống ở các sa mạc Châu Phi khoảng 1 triệu năm trước đây đã phải thích nghi với khí hậu nóng. Do thường xuyên chạy trên sa mạc, tổ tiên của chúng ta phải rụng bớt lông để tăng cường quá trình làm mát bằng mồ hôi. Tuy nhiên giả thuyết này cũng có lỗ hổng. Một số loài khỉ hiện nay sống ở các hoang mạc cũng có rất nhiều lông. Mặc dù ít lông sẽ giúp làm mát tốt hơn vào ban ngày nhưng lại gây khó khăn cho việc giữ ấm vào ban đêm.
Một giả thuyết thứ 3 là sự ít lông của con người khiến cho cơ thể chúng ta trở thành một môi trường kém hấp dẫn đến với các sinh vật hút máu (rận, ve, bọt chét…). Thông qua chọn lọc tự nhiên, làn da trần trở thành dấu hiệu của một đối tác tièm năng có ít vật ký sinh hơn và khỏe mạnh hơn, nhờ đó có được bạn đời tốt hơn vì di truyền tính trạng ít lông này cho các thế hệ sau. Mặc khác, lý do loài người chúng ta vẫn còn tồn tại một lớp lông thưa trên cơ thể chứ không mất hết lông là để báo hiệu sự xuất hiện của các vật ký sinh khi chúng bám lên da. Giả thuyết nay nghe có vẻ có lý nhất.
Woody Übermensch - Ohay TV