Meredith

Tại sao nhiều loại cà phê mang tên Ý?

Đăng 5 năm trước

Vậy có khi nào bạn tự hỏi: Tại sao có nhiều người, nhất là giới trẻ lại gọi cà phê bằng tiếng Ý?

Theo Tổ chức cà phê thế giới (ICO – International CoffeeOrganization), sản lượng xuất khẩu loại hạt này tăng 17% tính từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018, và tổng số cà phê vận chuyển trên toàn cầu đã tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. 

Rõ ràng cà phê đã trở thành một nghi thức hàng ngày quan trọngvới nhiều người trên thế giới. Vậy có khi nào bạn tự hỏi:  Tại sao có nhiều người, nhất là giới trẻ lại gọi cà phê bằng tiếng Ý? Bạn có thể cãi lại: đâu có, bởi vì tên loại cà phê đó là vậy mà. Đúng vậy, nào là latte, macchiato, americano, espresso… Tại sao? Mà rốt cuộc nước Ý đâu phải quê hương của cà phê.

Truyền thuyết nói rằng loại hạt thần thánh này có nguồn gốc từ cao nguyên Etiopia và được một người chăn dê tên là Kaldi phát hiện ra. Cà phê được trồng rộng rãi khắp bán đảo Ả Rập và các khu vực lân cận trước khi người Châu Âu biết đến nó vào thế kỷ 17. Chúng ta phải cảm ơn người Hà Lan vì đã phổ biến thức uống này toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều loại cà phê chúng ta biết đến ngày nay và được phổ biến nhờ hãng Starbucks lại có nguồn gốc từ nước Ý, và có thể làm đủ thứ từ chiếc máy pha espresso.

Nền tảng espresso

Nếu bạn cho rằng espresso liên quan đến một loại hạt cà phê thì hãy nghĩ lại. Nó thực ra là một phương pháp pha cà phê được người Ý phát minh ra từ thế kỷ 19. Bởi vì phải mất 5 phút để pha cà phê nên các tín đồ của thức uống này đã nghĩ ra cách rút ngắn thời gian chờ đợi. Chiếc máy pha espresso đầu tiên rất cồng kềnh và khó dùng. Nhưng đến đầu thế kỷ 20, một nhà sảnxuất người Milan là  Luigi Bezzera đã chế ra chiếc máy pha một tách espresso trong thời gian chưa đến một phút. Vài năm sau, chiếc máy được cải tiến cho dễ sử dụng và được sản xuất để bán thương mại cho các cửa hiệu cà phê.   

Máy pha espresso phần nào đã cách mạng hóa cà phê. Với chiếc máy này, cà phê được pha nhanh chóng và được uống ngay sau khi được phục vụ, thông thường người uống đứng ngay ở quầy bar. 

Theo Mark Pendergrast, tác giả cuốn sách “Uncommon Grounds: The History of Coffee and How It Transformed Our World.” (“Những điểm khác biệt: Lịch sử cà phê và cách nó thay đổi thế giới của chúng ta”), văn hóa cà phê kiểu Ý đã phát triển từ đầu thế kỷ 20 và espresso như chúng ta biết ngày nay đã phổ biến ở Ý và Pháp từ thập niên 1930. Ông đã viết rằng phong trào Beatnik ở thập niên 1950 và văn hóa quán cà phê đã tạo nên “cơn sốt espresso” ở nước Mỹ. Ở thời kì đầu của phong trào này, cà phê thứ thiệt chính là kiểu Ý. Vào thập niên 80, có rất nhiều nếu không muốn nói phần lớn các quán cà phê đều mang tên Ý và dùng tiếng Ý trong thực đơn nhằm thu hút khách hàng. 

Đồ uống trong quán cũng giữ nguyên tên tiếng Ý vì được pha chế từ espresso. Tên từng loại cà phê được đặt theo thành phần thêm vào espresso.Chẳng hạn, khi tra từ “macchiato” trên Google Translate, bạn sẽ thấy nghĩa của nó là “vệt lốm đốm”, do đó loại cà phê đó liên quan đến vệt sữa trên espresso. 

Nhà vô địch về pha chế thế giới 2003, Paul Bassette, cho rằng espresso về cơ bản liên quan trực tiếp đến nước Ý với tư cách là một loại đồ uống và nó là một phần văn hóa của quốc gia này. Espresso chu du toàn thế giới và được biến tấu lại.

Tất cả nằm ở cái tên

Mặc dù được biến tấu lại, các loại đồ uống mang tên Ý đều có thành phần cơ bản là espresso và có thêm sữa. Chẳng hạn, một tách caffè latte - ở Mỹ thường chỉ gọi là latte – bao gồm espresso, sữa và bọt sữa. Mặc dù caffè latte dịch sang tiếng Anh sát nghĩa là cà phê sữa, nhưng nó không phải là cà phê nóng pha với sữa, chưa nói đến việc gọi một tách espresso với sữa và bọt sữa nghe không thời thượngchút nào.

Sự khác biệt giữa espresso và cà phê nóng là đáng kể. Hãy để ý tới Americano, được đặt tên sau khi người Mỹ ở Ý tìm kiếm một loại cà phê nóng hoặc cà phê túi lọc tương tự như ở quê hương họ. Bởi vì đây là loại cà phê xuất hiện ở Ý, và được tạo ra bằng cách thêm nước vào espresso nên nó vẫn giữ tên gọi Ý.

Như vậy, vấn đề tên gọi bằng tiếng Ý của các loại cà phê đã có đáp án, nhưng tại sao Starbucks lại dùng từ chỉ kích cỡ cốc cà phê như grandeventi, vốn cũng là tiếng Ý? Năm 1986, cửa hàng Il Gornale (tiền thân của Starbucks) đã giới thiệu ba size cốc là Short, TallGrande, tiếp đến là size Venti cho tách cà phê nóngvào đầu thập niên 90. 

Emeritus Howard Schultz, chủ tịch của Starbucks đã say đắm những quán cà phê Ý và tính lãng mạn trong trải nghiệm thứ đồ uống này, một truyền thống mà ông muốn mang đến nước Mỹ. Ông đã quay lại nước Mỹ và mua lại hãng Starbucks năm 1987. Niềm yêu thích tiếng Ý của ông vẫn tiếp diễn với loại cà phê pha trộn mang tên Frappuccino, vốn là tên thương mại và không phải là một từ có nguồn gốc từ đất nước hình chiếcủng.

Tất nhiên nếu bạn bước vào một quán cà phê thuần Việt thì khó mà đụng độ với những cái tên Ý. Bài dịch này hy vọng sẽ giúp được nhiều người chưa bao giờ thử cà phê kiểu ngoại có một cái nhìn khái quát về các loại cà phê ở các chuỗi franchise cà phê hiện đang có mặt khắp mọi nơi trên thế giới.

Chủ đề chính: #1001_câu_hỏi_vì_sao

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn