Thuật nhìn người, dùng người của người xưa
Đăng 7 năm trướcNgười xưa đã nhìn người và dùng người như thế nào? Lịch sử có rất nhiều hình mẫu điển hình để bạn học hỏi.
Nhìn người cũng là một ngành học thuật, trong lịch sử và thực tế có rất nhiều hình mẫu điển hình nhờ biết nhìn người mà thành công.
Tôn Tẫn vì không hiểu được Bàng Quyên, mà luôn luôn bị hãm hại; Hàn Phi không hiểu được Lý Tư, cuối cùng lại chết thảm trong nhà lao.
Sau khi trải qua nhiều bài học kinh nghiệm, người xưa đã tổng kết rất nhiều cách nhìn người, dụng người. Những thuật dụng người này đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
GIA CÁT LƯỢNG
Hỏi chuyện thị phi để đánh giá chí hướng đối phương
Để phán đoán một người có đáng để trọng dụng hay không, trước tiên phải tìm hiểu được lập trường, quan điểm của người đó. Đối với những người có quan điểm mơ hồ, không rõ ràng, tuyệt không được tín nhiệm giao việc. Do những người này quen với việc gió chiều nào thuận theo chiều đó, không có quan điểm, chủ kiến riêng.
Giao việc định thời hạn để xem chữ tín của đối phương
Cùng đối phương thỏa thuận sự việc, xem anh ta có thể nói được làm được không, có thể giữ được chữ tín không. “Nói mà không giữ lời, không biết còn có thể làm được việc gì”. Một người nói không giữ lời, không đáng để người khác tin cậy. Vì vậy, để đánh giá một người nói chuyện có thành thật đáng tin không, không phải ở chỗ anh ta nói thế nào, phải xem anh ta làm như thế nào, mới có tính thuyết phục cao, do đó, nghe lời nói, xem hành động, mới là thuật dùng người cao minh.
LÃ BẤT VI
Lấy niềm vui để đánh giá khả năng tiết chế;
Lấy nỗi sợ để đánh giá tính kiên trì.
Khi người đó đang ở trạng thái vui vẻ, có thể xem khả năng tiết chế của đối phương, phẩm cách có kiên định chính trực không, không được đắc ý vênh váo;
Khi người đó ở trạng thái hoảng hốt, có thể xem đối phương có khả năng kiên trì đến cuối cùng, xem đối phương có dám gánh vác trách nhiệm, là người đáng để tín nhiệm.
TƯ MÃ QUANG
Trong thuật dùng người, nếu không có người tài, quân tử, thay vì dùng tiểu nhân hãy dùng kẻ ngốc.
Cách lựa chọn nhân tài, nếu tìm không thấy thánh nhân, quân tử để tín nhiệm, mà bên cạnh chỉ có tiểu nhân, không bằng tìm kẻ ngốc.
Do quân tử dùng tài năng làm việc tốt, nhưng tiểu nhân dùng tài năng để làm việc xấu. Dùng tài năng vào làm việc tốt, mới có thể luôn luôn làm tốt, nhưng dựa vào tài năng làm việc xấu, thì việc xấu gì cũng có thể làm. Kẻ ngốc cho dù muốn làm chuyện ác, nhưng do trí tuệ không đủ, khả năng không gánh vác được, cũng có thể khắc chế. Nhưng tiểu nhân có đủ mưu ma chước quỷ để làm chuyện gian ác, lại có đủ khả năng để thực hiện chẳng khác nào hổ mọc thêm cánh, nguy hại cực lớn.
KHƯƠNG TỬ NHA
Lấy vấn đề khó để kiểm tra dũng khí; Lấy rượu để kiểm tra thái độ.
Đặt ra một vấn đề nan giải cho đối phương, để kiểm tra dũng khí của anh ta;
Dùng rượu chuốc say, có thể xem anh ta có hành động thất đức và tâm trạng mất kiểm soát hay không.
TĂNG QUỐC PHIÊN
Chính tà xem mắt mũi;
Nếu muốn xem cách làm việc, dựa vào cách nói chuyện.
Chính tà phải xem mắt mũi: Trung, gian là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá người của người xưa, nếu ngay cả người tốt và người xấu cũng không phân biệt được, còn nói chi đến chuyện dùng người. Vì vậy trong khẩu quyết nhìn người của Tăng Quốc Phiên câu đầu tiên là “Chính tà xem mắt mũi”, nếu mũi và mắt không chính, như trong tục ngữ mắt gian mũi vẹo, theo Tăng Quốc Phiên người này khẳng định là tâm thuật bất chính.
Muốn xem cách xử lý công việc, dựa vào cách nói chuyện: Tăng Quốc Phiên đặc biệt coi trọng trình tự thực hiện xử lý công việc, và đây là một trong 4 phương diện quan trọng nhất trong thuật dụng người của ông. Ông thường nói, người xưa nói nghe cách nói chuyện vô cùng có ích, như 2 người nói chuyện, xem xem có thể nhấn vào vấn đề trọng yếu, trước sau rõ ràng rành mạch, để đối phương nắm được vấn đề, thì chứng tỏ làm việc có sắp xếp, rõ ràng hay không.
Xem thêm
- 3 câu chuyện nhắc chúng ta đừng nhìn nhận sự việc dựa vào vẻ ngoài
- 6 nhân vật tiên đoán như thần của Trung Hoa cổ đại, Gia Cát Lượng chỉ xếp thứ 4
- Học cách sáng tạo từ trẻ em
- 7 thói quen của các tỷ phú tự thân lập nghiệp
(Nguồn Ntdtv)