Nguyễn Giang Nam

Tổ tiên thực sự của con người có phải loài vượn không?

Đăng 9 năm trước

Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc tổ tiên của con người có phải là loài vượn hay không? hãy xem bài biết để biết về tổ tiên thực sự của chúng ta

Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc tổ tiên của con người có phải là loài vượn hay không?

Khi Charles Darwin xuất bản quyển sách về thuyết tiến hóa dựa trên nền tảng thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1859, những bí ẩn và những lý giải sai lầm đã nhiều khi phá hỏng ý tưởng của ông. Ví dụ như, nhiều người vẫn cho rằng tiến hóa không phải là một học thuyết khoa học đúng đắn bởi nó không thể được đem ra thử nghiệm. Điều này dĩ nhiên là không chính xác. Các nhà khoa học đã thành công trong rất nhiều các thử nghiệm ủng hộ cho học thuyết này, cùng với đó là rất nhiều bằng chứng hóa thạch đã trả lời cho nhiều câu hỏi quan trọng về chọn lọc tự nhiên và việc sinh vật biến đổi theo thời gian như thế nào.

quá trình tiến hóa của loài người


Tuy nhiên, thuyết tiến hóa dường như vẫn là một chủ đề thường bị bóp méo. Định luật thứ 2 trong nhiệt động học cho rằng, một hệ ổn định sẽ luôn trở nên bất ổn, từ đó suy ra, tiến hóa là một điều không tưởng. Nhận định này cho thấy một cách suy nghĩ sai lầm về entropy, một thuật ngữ hay được các nhà vật lý học sử dụng để mô tả sự ngẫu nhiên hay bất ổn. Định luật này khẳng định rằng, tổng lượng entropy của một hệ kín không thể giảm xuống, nhưng nó cho phép một phần của hệ trở nên trật tự hơn, với điều kiện là các phần khác đi theo chiều ngược lại. Nói cách khác, thuyết tiến hóa và định luật thứ 2 của nhiệt động học hoàn toàn có thể chung sống trong hòa bình.

Một hiểu lầm thường thấy khác lại có liên quan đến mối quan hệ giữa con người tới loài vượn, bao gồm một nhóm các loài linh trưởng như gorilla, đười ươi, tinh tinh. Họ cho rằng, “nếu thuyết tiến hóa là đúng, con người phải là hậu duệ trực tiếp của loài vượn. Vượn phải thay đổi, từng bước một, trở thành người.” Tiếp theo đó, họ sẽ cho rằng, nếu vượn “biến thành” người, vượn sẽ chẳng còn tồn tại nữa. Dù có rất nhiều kẽ hở trong suy luận này, nhưng điều cơ bản vẫn là việc loài người không hề tiến hóa từ vượn. Điều này không đồng nghĩa với việc người và vượn không có liên quan, nhưng quá trình tiến hóa không phải là một đường thẳng dọc từ trên xuống, loài này biến thành loài khác. Tiến hóa phải quay ngược về từ 2 loài khác nhau, cho đến khi nguồn gốc của chúng hợp lại làm một.

Giao điểm của 2 loài cho thấy một thứ rất đặc biệt, được các nhà sinh vật học đề cập đến với khái niệm “Tổ tiên chung”. Tổ tiên của loài vượn, sinh sống vào khoảng 5 đến 11 triệu năm trước tại châu Phi, đã cho ra 2 nhánh tiến hóa, một nhánh là tổ tiên của loài người, và một nhánh là tổ tiên của loài vượn ngày nay. Hoặc trên sơ đồ cành cây, tổ tiên của chúng ta nằm trên một thân cây chia làm 2 nhánh. Họ người phát triển dọc theo một nhánh,trong khi loài vượn phát triển dọc theo một nhánh khác.

Mô tả hình ảnh

Vậy loài tổ tiên chung này sẽ có hình thù ra sao? Mặc dù các dữ liệu khảo cổ học chưa đưa ra được câu trả lời, nhưng theo logic, có lẽ loài này sẽ sở hữu các đặc tính của cả người và vượn. Năm 2007, các nhà khoa học Nhật Bản tin rằng họ đã tìm thấy xương hàm và răng của loài này. Bằng việc nghiên cứu kích thước và hình dạng của bộ răng, họ cho rằng loài vượn này có kích cỡ ngang với gorilla và chúng thường ăn hạt và quả cứng. Họ đặt tên cho loài này là Nakalipithecus nakayâmi và tính toán sơ bộ được tuổi của chúng là vào khoảng 10 triệu tuổi. Khám phá này đã đặt loài vượn vào đúng chỗ của nó trên sơ đồ tiến hóa. Quan trọng hơn, các nhà khoa học cũng đã tìm ra những mảnh xương cổ đại của loài này tại núi Samburu phía bắc Kenya. Điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình tiến hóa của loài người, khởi thủy tại Tây Phi, cụ thể hơn, tại vùng trung Awash của Ethiopia nằm ở phía Bắc, nơi châu Phi tiếp giáp với biển Đỏ.

Ngày nay, vùng Trung Awash chỉ là một hoang mạc khô cằn và nóng bức, nhưng 10 triệu năm trước, theo các nhà địa chất học và cổ sinh vật học, nơi đây đã từng có những cánh rừng già mát mẻ và ẩm ướt chứa đầy sự sống. Liệu có thể, những sinh vật giống vượn như N. Nakayamai đã từng sống ở đó, giữa những cánh rừng nguyên thủy Bắc Phi? Và xa hơn nữa, liệu đó có phải là nơi loài vượn này thay đổi tập quán sinh sống, trong đó quan trọng nhất là việc chúng từ bỏ cuộc sống trên cây để xuống mặt đất? Nhiều nhà khoa học nghĩ vậy, và họ đã nghiên cứu từ khu vực này trở xuống phía Nam để tìm câu trả lời cho việc con người tiến hóa từ khi nào và như thế nào.

Mô tả hình ảnh

Một trong những khám phá quan trọng nhất tại vùng Trung Awash ra đời vào năm 1994, khi một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Tim White thuộc đại học California, Berkeley tìm ra bộ xương còn lại hộp sọ, khung chậu, xương tay và xương chân. Khi nhóm nghiên cứu khôi phục lại hình dạng của bộ xương này từ những phần đã tìm được, họ đã thấy một con người nguyên thủy có khả năng đi lại được, tuy ngón cái vẫn còn khả năng đối chiếu – một đặc tính thường thấy ở giống linh trưởng còn thói quen leo trèo. Họ đặt tên cho loài này là Ardipithecus ramidus, hoặc gọn lại là Ardi, và xác định rằng chúng sống vào khoảng 4.4 triệu năm về trước. Trong cộng đồng nhân chủng học, Ardi nổi tiếng không kém gì Lucy (Australopithecus afarensis), họ người được phát hiện vào năm 1974 bởi Donald Johanson tại Hadar, Ethiopia.

Lucy là tổ tiên sớm nhất được biết đến của loài người, và đã từng có thời gian các nhà khoa học tưởng như không thể đào sâu thêm được một phân nào nữa về quá khứ của chính con người. Và rồi Ardi xuất hiện, rồi gần đây hơn, nhiều khám phá quan trọng tiếp tục ra đời. Năm 1997, các nhà khoa học tìm thấy xương của một loài mới, Ardipithecus kadabba, sống ở vùng trung Awash vào khoảng 5 đến 6 triệu năm trước. Năm 2000, Martin Pickford và Brigitte Senut và một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ cộng đồng Bảo tàng Kenya đã tìm ra một trong những họ người cổ xưa nhất. Tên chính thức của nó là Orrogin tugenensis, nhưng các nhà khoa học thường gọi nó là Millenium Man. Loài này có kích cỡ khoảng bằng tinh tinh, sống vào khoảng 6 triệu năm trước tại Núi Tugen thuộc Kenya, nơi chúng thường sinh sống cả ở trên cây và dưới đất. Khi ở dưới mặt đất, chúng thường đi thẳng bằng 2 chi sau.

Giờ đây, các nhà khoa học vẫn đang làm việc rất nỗ lực để lấp đầy khoảng trống giữa Millenium Man và đường liên kết đã mất với tổ tiên của con người cũng như loài vượn hiện nay. Liệu N. nakayamai có phải là thủy tổ của hơn 7 tỷ con người ngày nay, hay nó cũng chỉ là một dạng tiến hóa trung gian? Câu trả lời dường như vẫn nằm sâu dưới lớp cát khô tại những sa mạc hoang vu ở châu Phi.

Theo: howstuffworks

Chủ đề chính: #con_người

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn