TPD trên tôm là gì? Sự thật về bệnh TPD khiến bà con “bật ngửa”
Đăng 3 tuần trướcTrong vài năm gần đây, có một căn bệnh về tôm đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bà con. Như một cơn ác mộng ập đến với ngành nuôi tôm, bệnh mờ đục ấu trùng tôm (TPD) trên tôm thẻ chân trắng đang gieo rắc nỗi lo sợ cho trại tôm trên toàn cầu. Bệnh về tôm này nhanh chóng cướp đi nguồn lợi nhuận, gây ảm đạm cho ngành công nghiệp thủy sản vốn đầy tiềm năng.
https://khainhat.vn/benh-ve-tom-tpd-la-gi-su-that-ve-benh-tpd-khien-ba-con-bat-ngua/
Bài viết hôm nay của Khai Nhật sẽ đưa bà con tìm hiểu sâu hơn về bệnh TPD. Bà con sẽ được trang bị kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng chống căn bệnh quái ác này.
Vậy liệu chúng ta có thể chiến thắng bệnh TPD không? Mời bà con theo dõi bài viết sau của Khai Nhật nhé!
Giải mã căn bệnh về tôm (bệnh TPD) là gì?
Theo văn bản của Cục Thủy sản (Bộ NN – PTNT), bệnh TPD ( Translucent Post-larvae Disease) hay còn gọi là bệnh mờ đục ấu trùng tôm. Bệnh bắt đầu bao trùm các trại nuôi tôm giống thẻ chân trắng tại Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) vào khoảng tháng 3/2020. Sau đó, qua đường ấu trùng tôm (PL), căn bệnh này đã lây lan sang khắp các vùng nuôi tôm lớn hơn ở phía Bắc Trung Quốc (Harkell L, 2020 và Zou Y et al, 2020).
Ấu trùng tôm trong giai đoạn từ 4 đến 7 ngày tuổi (PL4 – PL7) trở thành mục tiêu chính của TPD, với tỷ lệ lây nhiễm cực nặng. Chỉ sau 2 ngày, tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 60%. Và tăng vọt đến 90 – 100% vào ngày thứ 3, bệnh về tôm này tàn phá những trại tôm giống.
bệnh TPD ( Translucent Post-larvae Disease) hay còn gọi là bệnh mờ đục ấu trùng tôm
>>> Xem thêm: 5 Nguyên nhân chính gây bệnh phân trắng trên tôm
Nguyên nhân gây bệnh TPD ở ấu trùng tôm thẻ chân trắng
Nguyên nhân gây bệnh TPD trên tôm do vi khuẩn
Nguyên nhân gây bệnh được xác định là nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (Vp-JS20200428004-2) đã được xác định là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nó khác với loài Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp đã công bố trước đây (Zou Y et al, 2020). Kết quả thực nghiệm bằng phương pháp ngâm với liều 1,83 x 10^6 CFU/mL cho tỷ lệ chết 100% sau 40 giờ. Với các dấu hiệu bệnh trên tôm giống như mô tả ban đầu.
Tuy nhiên, nghiên cứu này không đưa ra được chỉ thị DNA hay quy trình PCR để nhận diện Vibrio parahaemolyticus. Nên hiện tại không có thông tin dùng PCR phát hiện bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh TPD trên tôm do vi rút
Gần đây, Ailan Xu và cộng sự đã báo cáo về bệnh gương/trong suốt (Glass post-larvae disease – GPD) trên tôm thẻ chân trắng giống trên Tạp chí Virus Research (2023). Nhóm tác giả đã mô tả các dấu hiệu bệnh lý trên tôm bệnh giống với kết quả nghiên cứu của Zou Y và cộng sự năm 2020.
Tuy nhiên, theo nhóm tác giả này, tác nhân gây bệnh GPD không phải do vi khuẩn mà là một virus RNA mới thuộc họ Marnaviridae. Vius được tìm thấy từ tôm bệnh và tạm được đặt tên là Baishivirus (GenBank: ON550424). Tác nhân gây bệnh đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Và quy trình Realtime RT-PCR để phát hiện bệnh cũng đã được nghiên cứu và giới thiệu.
Nguyên nhân gây bệnh TPD do vi khuẩn và vi rút
>>> Xem thêm: Bệnh EMS trên tôm là gì? Đừng bỏ qua nếu không muốn tôm bệnh
Nghiên cứu về bệnh TPD ở tôm tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Phòng Nghiên cứu ShrimpVet cuối tháng 8/2023 và đầu tháng 9/2023, đã phân lập được 5 chủng Vibrio parahaemolyticus từ mẫu tôm chết đột ngột nghi ngờ do TPD tại trại giống ở Việt Nam. Các chủng này kiểm tra PCR âm tính với chủng V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Tran L và cộng sự, 2013; Han và cộng sự, 2015). Cả 5 chủng nghi ngờ gây bệnh TPD đều có độc lực cao hơn so với các chủng Vibrio harveyi (không phát sáng, gây đục cơ). Vibrio parahaemolyticus (không gây EMS/AHPND) và Vibrio parahaemolyticus gây AHPND.
Nghiên cứu của ShrimpVet về bệnh TPD trên tôm
Theo kết quả của Phòng Nghiên cứu ShrimpVet, những chủng vi khuẩn nghi ngờ gây bệnh mờ đục ấu trùng tôm là những chủng V. parahaemolyticus mới mang bệnh cho tôm nuôi. Các chủng này có độc lực cao hơn so với các chủng gây AHPND. Và có thể là một nguy cơ lớn cho ngành nuôi tôm ở Việt Nam và các nước khác. Cục Thủy sản đang phối hợp với nhóm nghiên cứu để sớm có hướng dẫn về các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh TPD cho các doanh nghiệp và cơ sở nuôi tôm.
Các nghiên cứu trên đều báo cáo về mức độ cảm nhiễm và tỷ lệ gây chết cao ở tôm giống. Đặc biệt là giai đoạn sớm (PL4-PL7). Dù mô tả bệnh tương tự nhau, nhưng có hai kết luận về tác nhân gây bệnh: vi khuẩn (Zou Y và cộng sự, 2020; Phòng Nghiên cứu ShrimpVet, 2023) và virus (Ailan Xu và cộng sự, 2023).
Các nghiên cứu trên đều báo cáo về mức độ cảm nhiễm và tỷ lệ gây chết cao ở tôm giống
>>> Xem video về bệnh TPD trên tôm thẻ chân trắng:
Thiệt hại bệnh TPD mang lại cho tôm thẻ chân trắng
Từ năm 2021, bệnh về tôm có tên TPD đã gây ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm Việt Nam. Gieo rắc nỗi ám ảnh cho người nông dân. Bệnh gây hại trên tôm thẻ chân trắng, lây lan nhanh chóng. Điều này dẫn đến thiệt hại kinh hoàng cho ngành tôm.
Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ trong năm 2022, bệnh mờ đục đấu trùng tôm đã gây thiệt hại hơn 10.000 ha tôm nuôi. Tương đương thiệt hại lên đến 5.000 tỷ đồng. Con số này là hồi chuông cảnh tỉnh cho thấy mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng to lớn của căn bệnh về tôm này.
Chỉ trong năm 2022, bệnh mờ đục đấu trùng tôm đã gây thiệt hại hơn 10.000 ha tôm nuôi
>>> Xem thêm: Làm thế nào để xử lý bệnh đốm trắng trên tôm dứt điểm?
Triệu chứng khi tôm thẻ chân trắng mắc bệnh TPD
Bệnh TPD là nỗi ám ảnh của người nuôi tôm thẻ chân trắng. Bệnh gieo rắc hiểm họa cho tôm với những biểu hiện “thầm lặng” nhưng vô cùng nguy hiểm. Bà con cùng nhận diện bệnh về tôm này qua những dấu hiệu sau:
- Gan tụy và ruột tôm có màu trắng trong suốt.
- Cơ thể tôm mờ nhạt và teo nhỏ.
- Tôm bơi lội bất thường.
- Tôm chết nhanh chóng ngay sau khi mắc bệnh.
Những triệu chứng của bệnh TPD thường xuất hiện sau 2 – 3 ngày kể từ khi tôm nhiễm bệnh. Tôm bị bệnh thường chết rất nhanh, chỉ trong vòng từ 1 – 2 ngày.
Gan tụy và ruột tôm có màu trắng trong suốt
Dấu hiệu nhận biết bệnh về tôm TPD từ bên ngoài
Ban đầu, tôm có biểu hiện bỏ ăn, bơi lờ đờ, phản xạ kém, mang tôm có màu vàng nhạt và mô tụy gan chuyển từ màu nâu đậm sang nâu nhạt.
Sau 12 – 24 giờ, ruột tôm trống, gan chuyển sang màu trắng, trống bào tử, mang sưng và lỏng lẻo, gan tụy hoại tử, nhợt nhạt và trắng gan. Cơ thể tôm trở nên trắng và trong suốt, cơ teo lại.
Sau 24 – 36 giờ, gan hoàn toàn trắng, ruột và bao tử tôm trống. Tôm lột xác đồng loạt nhưng không tự làm cứng vỏ. Xuất hiện các đốm đen vi khuẩn khắp mình tôm (giống như tôm lột).
Tôm có biểu hiện bỏ ăn, bơi lờ đờ
>>> Xem thêm: 6 Loại hóa chất khử trùng cho ao nuôi tôm
Đường lây truyền bệnh TPD trên tôm
Có nhiều thông tin cho rằng bệnh TPD trên tôm lây truyền qua đường tiêu hóa và môi trường nước ao nuôi.
Cách phòng ngừa bệnh TPD ở tôm hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh TPD, cần thực hiện các biện pháp sau một cách đồng bộ:
- Chọn con giống khỏe mạnh: Tôm giống khỏe chống chịu bệnh tật tốt hơn. Vì vậy, khi mua tôm giống, nên chọn những cơ sở uy tín với nguồn gốc rõ ràng.
- Quản lý tốt môi trường nuôi: Môi trường nuôi sạch sẽ và an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Cần thường xuyên thay nước, kiểm tra chất lượng nước và xử lý nước thải.
- Dùng kháng sinh phù hợp: Khi tôm bị bệnh, cần dùng kháng sinh phù hợp để điều trị. Lưu ý dùng kháng sinh theo liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của kỹ sư thủy sản.
- Sử dụng chế phẩm sinh học: Chế phẩm sinh học giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm. Giúp tôm chống chịu bệnh tật tốt hơn.
>>> Xem thêm: 10 Bệnh thường gặp ở tôm mà bà con không nên bỏ qua
Kết luận
Bệnh TPD là căn bệnh nguy hiểm, làm thiệt hại lớn cho quá trình nuôi tôm. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa đã nêu trên. Mỗi người dân và doanh nghiệp nuôi tôm cần nâng cao ý thức phòng bệnh. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của chuyên gia để bảo vệ ngành nuôi tôm.
Để phòng ngừa bệnh mờ đục ấu trùng tôm bà con tham khảo các sản phẩm khử khuẩn nước như: Chlorine, Oxy Già Evonik, Oxy Già Thái, Aqualisan,…để đảm bảo môi trường nước ao sạch, an toàn cho tôm.
Bà con cần được kỹ sư thủy sản tư vấn chi tiết nhất? Liên hệ ngay cho Khai Nhật qua Hotline 0965.025.702 nhé!