Duc Vuong

Vì sao Sao Diêm Vương không còn là hành tinh trong Hệ Mặt Trời?

Đăng 9 năm trước

Thế nào là 1 hành tinh? Vì sao Sao Diêm Vương bị "giáng xuống" thành Hành Tinh Lùn? Những khám phá khoa học sau sẽ giải đáp trí tò mò của bạn về Hệ Mặt Trời.

Thế nào là 1 hành tinh? Vì sao Sao Diêm Vương bị "giáng xuống" thành Hành Tinh Lùn? Những khám phá khoa học dưới đây sẽ giải đáp trí tò mò của bạn về Hệ Mặt Trời.

Sao Diêm Vương và các Thiên Thể trong Hệ Mặt Trời


Sao Diêm Vương

Sao Diêm Vương (Pluto) được các nhà Thiên văn học phát hiện ra vào năm 1930 và kể từ đó nó được liệt kê là hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời cùng các hành tinh khác như Mặt Trời, Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Tuy nhiên vào năm 2005 khi các nhà Thiên Văn Học phát hiện ra Eris - Một thiên thể có kích thước lớn hơn cả Diêm Vương Tinh - hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời, và sau đó là những phát hiện về nhiều thiên thể khác cũng có kích thước tương tự Sao Diêm Vương thì lúc này định nghĩa rõ ràng về việc một thiên thể như thế nào thì mới được coi là một hành tinh đã trở nên rất cần thiết.

Định nghĩa hành tinh và lý do Sao Diêm Vương không còn là hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Vào năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đã đưa ra 1 định nghĩa mới về hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Qua đó, 1 thiên thể được coi là hành tinh chỉ khi nó đáp ứng được tất cả các yếu tố sau :

1. Có quỹ đạo quay quanh Mặt trời.

2. Đủ to lớn để có trọng lực riêng và có dạng hình cầu.

3. Làm sạch được vùng lân cận của riêng mình (Phải có khối lượng đủ lớn để hút toàn bộ hoặc đẩy văng mọi thiên thể nhỏ nằm trong quỹ đạo của nó).

Sao Diêm Vương đã không đáp ứng được điều kiện thứ 3 khi nó có khối lượng không đủ lớn để có thể hút hoặc đẩy mọi thiên thể nhỏ nằm trong quỹ đạo của mình. Do đó Diêm Vương Tinh đã bị loại khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời và bị "giáng xuống" thành Hành Tinh Lùn.

Sao Diêm Vương và Hệ Mặt Trời

Kể từ đó đến nay, hệ mặt trời chỉ còn lại 8 hành tinh đó là : Mặt Trời, Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.Như vậy, Sao Hải Vương đã trở thành hành tinh nằm cách xa mặt trời nhất trong những hành tinh thuộc hệ mặt trời của chúng ta.

Quá trình khám phá trái đất và vũ trụ giúp giải mã nhiều bí ẩn của tự nhiên mà con người muốn biết, và đây là một trong những khám phá lớn của các nhà Thiên văn học về Hệ Mặt Trời trong thế kỷ XXI này.

Chủ đề chính: #Sao_Diêm_Vương

Bình luận về bài viết này
5 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn